Bài giảng của ĐTC: Bí tích xức dầu


Bài giảng của ĐTC về các Bí Tích trong buổi triều yết chung hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô.

 Anh chị em thân mến!

Hôm nay Cha muốn nói chuyện với các con về Bí Tích Xức dầu bệnh nhân, bí tích này cho chúng ta chạm tay vào lòng thương xót của Chúa đối với con người chúng ta. Trong quá khứ bí tích này được gọi là “Xức dầu lần cuối” vì nó được hiểu như sự an ủi tinh thần trong giờ lâm tử. Việc gọi là “Xức dầu bệnh nhân” giúp mở rộng tầm nhìn của chúng ta về trải nghiệm của bệnh tật và đau khổ, trong chân trời lòng thương xót  của Thiên Chúa.

1. Có một hình ảnh Kinh Thánh diễn tả tất cả chiều sâu của bí mật tỏa sáng trong Bí tích Xức Dầu: đó là dụ ​​ngôn “Người Samari tốt lành” trong Tin Mừng Thánh Luca (10:30-35). Mỗi khi chúng ta cử hành bí tích này Chúa Giêsu, trong con người của linh mục, đến gần với người bị bệnh nặng và hay người già yếu. Dụ ngôn nói rằng người Samari nhân hậu chăm sóc cho người đàn ông đau khổ, đổ dầu và rượu lên những vết thương của ông ấy. Một cách chính xác theo quan điểm của Bí tích Xức Dầu, Dầu làm cho chúng ta nghĩ về phép lành được ban bởi Đức Giám Mục trong Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh hàng năm. Thay vào đó, rượu là dấu hiệu của tình yêu và ân sủng Chúa Kitô chảy ra từ món quà của mạng sống Người cho chúng ta và rượu thể hiện tất cả sự phong phú của nó trong đời sống bí tích của Giáo Hội. Cuối cùng, người đàn ông đau khổ được giao phó cho chủ quán trọ, để ông tiếp tục chăm sóc người đàn ông bị thương, bất kể chi phí. Ngày nay, ai là người chủ quán này? Đó là Giáo Hội, cộng đoàn Kitô hữu, đó là chúng ta mà mỗi ngày Chúa Giêsu trao phó những người đang bị đau đớn, trong thể xác và tinh thần, để chúng ta tiếp tục đổ vào họ, một cách không tính toán, tất cả lòng thương xót và ơn cứu độ của Người.

2.Huấn lệnh này được xác nhận một cách rõ ràng và chính xác trong Thư của Thánh Giacôbê, trong đoạn: “Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy, và nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha.” (5:14-15). Vì vậy, thực tế bí tích này đã được thực hiện từ thời của các Tông Đồ. Chúa Giêsu, trên thực tế, dạy các môn đệ phải có sự thiên vị tương tự cho những người đau khổ và bệnh tật, và Người truyền cho các tông đồ năng lực và sứ mạng để tiếp tục ban phát một cách tự do, nhân danh Người và theo tình yêu của Người, sự trợ giúp và bình an thông qua ân sủng đặc biệt của bí tích này. Tuy nhiên, điều này không cho phép chúng ta bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm một phép lạ hay vào giả định là luôn luôn có thể được chữa lành và trong mọi trường hợp. Nhưng nó đảm bảo sự gần gũi của Chúa Giêsu với các bệnh nhân và người già yếu, bởi vì mỗi người cao tuổi, tất cả mọi người trên độ tuổi 65, có thể lãnh nhận Bí Tích này, thông qua đó đưa chúng ta gần hơn với Chúa Giêsu. Nhưng khi có một người bệnh, đôi khi chúng ta nghĩ rằng: “chúng ta hãy mời linh mục đến”, ” Không, sau đó ngài sẽ mang lại điềm rủi, đừng gọi ngài”, hoặc có thể  “,sau đó người bệnh sẽ sợ hãi.” Tại sao chúng ta nghĩ như thế? Bởi vì có một chút ý kiến cho rằng sau linh mục là đến nhà tang lễ. Và điều này không đúng sự thật. Các linh mục đến để giúp đỡ người bệnh hay người già yếu; vì thế cuộc thăm viếng của linh mục tới các bệnh nhân là rất quan trọng. Các con phải gọi linh mục và nói: “Xin Cha đến xức dầu, chúc lành cho anh ta” Khi đó Chúa Giêsu sẽ là người đến để làm dịu bớt cơn đau cho người bệnh, ban cho họ sức mạnh, mang cho họ hy vọng, để giúp đỡ, thậm chí tha thứ tội lỗi của họ. Và đó là điều tốt đẹp! Và không cần nghĩ rằng đây là điều cấm kỵ, vì luôn luôn là tốt đẹp để biết rằng chúng ta không đơn độc trong thời gian đau đớn và bệnh tật: các linh mục và những người có mặt trong Bí tích Xức Dầu đại diện cho cộng đồng Kitô hữu, như một cơ thể bám xung quanh những người đau yếu và thân nhân của họ, nuôi dưỡng đức tin và hy vọng trong họ, và nâng đỡ họ bằng lời cầu nguyện và sự ấm áp của tình huynh đệ. Nhưng điều an ủi nhất xuất phát từ thực tế đó là Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích này, người nắm chúng ta bằng bàn tay, Người chăm sóc chúng ta như Người đã từng làm với các người bệnh khác và nhắc nhở rằng chúng ta thuộc về Ngài và rằng không có gì – thậm chí là tội lỗi hay sự chết – có thể chia cách chúng ta khỏi Người. Hãy tập cho chúng ta có thói quen gọi linh mục khi có người bệnh – và Cha không nói về những bệnh cảm cúm ba hoặc bốn ngày, mà là những người bị bệnh nặng – và già yếu, để Linh mục có thể đến và ban cho họ bí tích, sự xoa dịu, sức mạnh của Chúa Giêsu để sống tiếp. Hãy để các Linh mục làm điều này!

Anh chị em thân mến:

Trong bài giáo lý về các bí tích, bây giờ chúng ta chuyển sang các Bí tích Xức dầu bệnh nhân, bí tích này thể hiện sự hiện diện đầy lòng thương xót của Thiên Chúa với người bệnh, người chịu đau đớn và người già yếu. Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu phản ánh mối quan tâm dịu dàng của Chúa với những người đau yếu; như người Samari, và theo gương mẫu và giáo huấn của Chúa Kitô, Giáo Hội ban sự hiện diện chữa lành của Thiên Chúa cho người đau yếu thông qua dấu chỉ bí tích xức dầu. Như chúng ta biết từ Thư của Thánh Giacôbê tông đồ (5:14-15), Giáo Hội tiên khởi tiếp tục sứ vụ của Chúa đối với các bệnh nhân qua lời cầu nguyện và xức dầu bởi các kỳ mục. Thông qua việc cử hành Bí tích Xức Dầu, Giáo Hội đồng hành với chúng ta khi đối mặt với những bí ẩn sâu xa của đau khổ và sự chết. Trong nền văn hóa mà mọi người thường xuyên từ chối nói về những thực tế này, chúng ta cần mọi người ngày càng nhận ra vẻ đẹp của Bí Tích này và cảm tạ, trong tinh thần đoàn kết với toàn thể Giáo Hội, sự hiện diện của Chúa Giêsu, người tăng sức cho chúng ta trong đức tin và hy vọng, nhắc nhở chúng ta rằng không có gì – ngay cả tội lỗi và sự chết –  không bao giờ có thể tách rời chúng ta khỏi quyền lực cứu độ của tình yêu Chúa.

ĐTC Phanxincô :

Cha chào mừng tất cả các khách hành hương nói tiếng Anh hiện diện ở đây, gồm những người từ Anh, Đan Mạch, Canada và Hoa Kỳ. Cha đặc biệt chào mừng những người tham gia trong Đại hội Thế giới của SIGNIS và nhóm hành hương của Giáo phận Thánh Phêrô từ Hoa Kỳ. Với lòng yêu mến Cha chào đón các cựu sinh viên và bạn bè của Trường đại học Giáo hoàng Canada vào ngày kỷ niệm 125 năm thành lập. Cha cầu xin niềm vui và bình an trong Chúa Kitô, Chúa chúng ta xuống trên tất cả các con!

Cha chào đón thân mật với khách hành hương nói tiếng Ý. Cha chào thăm các tín hữu của giáo phận Avezzano và Giám mục, Đức ông Pietro Santoro, những người từ Adria và Piazza Armerina, các phó tế của giáo phận Milan, và Đạo Binh Chúa Kitô đang tham dự công nghị. Cha chào các thành viên của giáo phận Confedilizia, người nghỉ hưu của Confagricoltura và Hiệp hội Báo chí Roma. Cha hoan nghênh các cơ quan học thuật và người bệnh hiện diện ở đây cho Ngày Thế Giới về Bệnh Hiểm Nghèo, sẽ diễn ra trong ngày tới, và Cha hy vọng rằng các bệnh nhân và gia đình của họ được hỗ trợ đầy đủ trong khóa học không dễ dàng của họ, về mức độ y tế và luật pháp. Cha chào tất cả các học sinh, đặc biệt là Trường trung học “Giordano” ở Aversa và Trường Thánh Anna-Falletti” ở Rome. Buổi gặp mặt này có thể truyền hứng khởi cho mọi người thực hiện một cam kết làm chứng nhân Kitô giáo.

Một ý kiến đặc biệt dành cho những người trẻ tuổi, người bệnh và các cặp tân hôn. Ngày mai chúng ta sẽ cử hành nhớ Thánh Gabriel thành Addolorata: có thể gương mẫu của Ngài sẽ giúp các con, những người trẻ thân mến, là môn đệ nhiệt tình của Chúa Giêsu; có thể khuyến khích các con, những bệnh nhân, để chịu đựng những đau đớn của các con trong sự hiệp thông với những người của Chúa Kitô; và có thể thúc đẩy các con, những đôi hôn phối, làm cho Tin Mừng thành nguyên tắc cơ bản trong đời sống vợ chồng của các con.

CHÚC PHÚC CHO VENEZUELA

Cha đặc biệt quan tâm với những gì đang xảy ra trong những ngày này ở Venezuela. Cha hy vọng sâu sắc rằng bạo lực và thù địch sẽ chấm dứt càng sớm càng tốt và cho tất cả người dân Venezuela, bắt đầu với các nhà lãnh đạo chính trị và các tổ chức, sẽ dùng thời gian để thúc đẩy hòa giải dân tộc thông qua sự tha thứ lẫn nhau và đối thoại chân thành, tôn trọng sự thật và công lý, có khả năng giải quyết các vấn đề cụ thể vì lợi ích chung. Trong khi Cha cầu nguyện liên tục và sốt sắng, đặc biệt đối với những người bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ và gia đình của họ, Cha mời tất cả các tín hữu cất cao lời nài xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu từ mẫu của Đức Mẹ Coromoto, để đất nước sẽ sớm tìm thấy hòa bình và hòa hợp một lần nữa.

Pv.VRNs